Một “từ điển” các tính từ mô tả hương vị sau đây sẽ giúp bạn vượt qua sự chung chung và nắm bắt tốt nhất các hương vị cụ thể từng loại trà, làm phong phú thêm thế giớ trà của bạn.
Nên nhớ rằng không có mùi vị độc lập hay biên giới nghiêm ngặt nào giữa các từ này, mùi vị luôn tồn tại phức hợp và đôi khi các từ mô tả chồng lấp lên nhau.
Khi nếm thử, chúng ta đánh giá 3 khía cạnh của trà: mùi hương, vị và dịch trà.

Mùi hương
Là các phẩm chất của trà được cảm nhận bằng mũi. Bạn có thể thưởng thức hương trà ở cả nước trà và sợi trà vừa pha trong ấm. Tôi thường thích thưởng thức mùi hương trong ấm trà khi vừa rót ra hết.

Mùi thân thảo: mùi cốm, mùi cỏ cắt, mùi rau luộc, mùi lá khô

Mùi biển: mùi tanh, mùi rong biển, mùi i-ốt

Mùi hoa

Mùi trái cây

Mùi gia vị: mùi quế, cam thảo…

Mùi bơ sữa

Mùi ngọt: vani, mật ong, phấn hoa

Mùi đậm: sô cô la, caramel, mứt

Mùi bụi rậm: mùi mùn, lá ẩm, rêu…

Mùi đất: nấm mốc, đất ẩm, bụi, đá

Mùi gỗ

Mùi da: thuộc da, mồ hôi…

Mùi cháy: cà phê rang, bánh mì nướng

Mùi khói

Mùi kim loại

Vị
Có 5 vị cơ bản

Ngọt (đầu lưỡi)

Mặn (giữa)

Chua (2 bên)

Đắng (cuối lưỡi)

Umami: mùi thịt

Nước trà
Đây là một trong những đặc tính tinh tế nhất, thường bị những người bình thường bỏ qua, nhưng đây là tiêu chí đánh giá rõ ràng giữa trà “ngon” và “dở”

Chát: vị chát do tanin, đôi khi kèm vị khô

Đầy: mô tả nước trà có kết cấu tốt với đồ dầy nhất định, đôi khi gọi là “đầy khối”

Xuôi: mô tả nước trà mềm, ít chát, dễ chịu

Bám miệng: một cảm giác “viên mãn” trong miệng, hương vị đọng tròn trong khoang miệng

Dẻo: mô tả kết cấu nước có độ kết dính (sánh)

Phấn: mô tả vị chát nhẹ với cảm giác như có một lớp bột mịn trong miệng

Gắt: cảm giác se mạnh trong miệng, thường là do chất lượng trà kém hoặc ngâm quá lâu

Đằm: mô tả vị trà ngon, rất dầy nước.

Tròn: hương vị trà lấp đầy khoang miện, gần như tính bám miệng

Mượt: mô tả nước trà hơi dai, hơi “nhờn”, mượt như lụa

Mịn: nước trà có chút chát nhẹ và không khó chịu

Cứng: chủ yếu nói về tanin, bám đầy khoang miệng

Dịu: mô tả nước trà dịu hơn, không gằn

Dầy: mô tả nước trà nhờn giống dầu hoặc kem

Nhờn: nước trà tròn trong miệng và hơi béo

Nhung: nước hơi dầy, giống như nhung

Lỏng: mô tả nước trà không có vị chát, không kết dính

Các mô tả khác trong nếm thử trà

Đầy: mô tả nước trà vừa đầy, tròn, hương vị bám miệng

Giàu hương: mô tả trà phong phú nhiều hương vị

Mỏng hương: môt tả mùi hương ban đầu rất dễ bay và giảm nhanh

Cân bằng: đặt được sự mượt mà trong mùi vị và kết cấu nước trà tốt.

Trội hương: mô tả một số mùi vị quá mạnh trong nước trà

Hậu vị dài/ngắn: mùi vị lưu lại lâu/mau trong khoang miệng sau khi nếm thử
Để khám phá sự phong phú diệu kỳ của các hương vị, hãy nhớ bạn phải biết cách pha trà, vui lòng xem bài viết tại link sau:
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
MỸ áp thuế VN 46%, Trung Quốc 104% ảnh hưởng như thế nào?
Giải thích về con số 90% và thuế quan 46% mà Mỹ áp dụng với Việt Nam
Giá vàng đang tăng cao dấu hiệu gì?
Nguyên lý vận hành của thị trường đầu tư
Tổng hợp kiến thức trà đạo
TraDiBieu.com – Trà đạo, khái niệm kỹ năng trà đạo, sử dụng chén Khải, Tradibieu, Tancuongxanh
Vietnam, Nvidia, Jensen Huang
Điện thoại Tesla, Tesla Phone – Điện thoại đầu tiên của Elon Musk